Press "Enter" to skip to content

Cao Quảng địa điểm du lịch khám phá mới ở Quảng Bình

Cao quảng là một xã thuộc Tuyên Hóa, Quảng Bình có diện tích vào khoảng 115,04 km², mật độ dân số ước tính khoảng 22 người/km².Đây có thể coi là vùng đất đầy tiềm năng về phát triển du lịch.Đến với cao quảng bạn sẽ được trải nghiệm và khám phá những cảnh sắc núi non hùng vĩ, Đặc biệt với những cánh rừng nguyên sinh vẫn chưa bị tác động của con người. có thể nói đây là địa điểm cho các bạn nào thích du lịch khám phá, ưa mạo hiểm.

Đến với cao quảng bạn cũng không thể bỏ qua đia điểm du lich Hang Tiên 2, nằm giữa những dãy núi lớn, bên dưới tán cây rậm rạp. Để đến được hang, du khách phải băng rừng, vượt suối, qua những lối mòn, con đường lầy lội của vùng giáp ranh giữa 2 huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa.
Xét về loại hình hang động, hang Tiên 2 thuộc loại hang động khô, chỉ tạo suối vào mùa lũ, có chiều dài khoảng 2.500 m và sâu 94 m. Cửa vào hang nhỏ, chỉ khoảng 3 m chiều cao và 1,5 m chiều rộng. Tại cửa hang, luồng gió rất mạnh và lạnh. Hang Tiên 2 có 4 vòm hang cao trên 70 m. Vòm chính là một bức tranh nhiều màu sắc, hấp dẫn, dài gần 400 m, cao trên 30 m với những viền đá kỳ ảo. Do cấu tạo địa chất nên cả 2 nhánh Tiên 1 và Tiên 2 được phân thành nhiều đoạn, trần hang cao từ 30 – 100 m, mái vòm tạo hình xoắn ốc. Trên trần và thành hang đều có những đường vân nhiều màu, hình thù độc đáo, với những khối thạch nhũ đủ loại. Nhiều đoạn, trần hang hạ thấp xuống dần theo kiểu mái xiên.

Điều lý thú không thể bỏ qua nữa trong hang Tiên 2 là sự có mặt của những bậc thềm tạo thành từng tầng từng lớp như ruộng bậc thang, kết hợp với ánh sáng ngoài trời tạo nên khung cảnh huyền ảo. Cùng với đó, thế giới thạch nhũ trong hang cũng rất độc đáo. Ngoài bức tường thạch nhũ ngay gần cửa hang, trong hang còn có một số nhũ đá dài đến 4 m, kết hợp với măng đá phát triển từ dưới đất, thành nhiều hình dáng khác nhau, như giống bông sen, kệ sách, tủ đồ, tấm vải, nhánh cây, san hô, hay chùm nho… Thực chất, thạch nhũ và măng đá của hang được hình thành bởi nước chảy từ trần hang xuống sàn đất, làm tan chảy lớp đá vôi khi nước chảy qua. Qua hàng nghìn năm, mỗi giọt nước chứa đầy khoáng chất để lại một lớp canxi mỏng trên trần nhà và trên mặt đất. Theo thời gian, lớp canxi mỏng ngày càng được bồi đắp thêm để tạo thành các cột canxi cacbonat được gọi là nhũ đá, măng đá. Trong quá trình thấm qua các vết nứt và chảy qua đất, nước này hấp thụ ngày càng nhiều lượng khí carbon dioxide từ rễ cây và các sinh vật phân hủy xung quanh. Quá trình này chuyển đổi nước thành axit và giúp đỡ quá trình mở rộng hang động. Nhiều năm sau, khi nước biển rút và hạ thấp mực nước ngầm, quá trình phân hủy đá dừng lại và bị đảo ngược. Những giọt nước bão hòa với đá vôi trên trần hang khiến cho khí cacbon dioxide thoát ra ngoài. Phần đá vôi còn lại được kết tinh lại, tạo ra sự đa dạng các loại nhũ đá mà chúng ta thấy ngày nay. Ngoài ra, nhờ ánh sáng ngoài trời có thể chiếu vào bên trong nên thực vật ở trong hang phát triển tốt, góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên đa sắc màu.

Be First to Comment

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *