Chùa Dâu là một ngôi chùa cổ thuộc địa phận xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Ngoài tên gọi là chùa Dâu, nơi đây còn có nhiều tên gọi khác như Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Đình tự, Cổ Châu tự.
Từ thế kỷ thứ II sau công nguyên, nơi đây là trung tâm thành cổ Luy Lâu, nằm ở phía nam, trên một khu đất rộng bên bờ sông Thiên Đức cũ.

Chùa Dâu được xây dựng từ năm 187 đến năm 226. Cho đến nay, trải qua nhiều triều đại và nhiều lần được tu sửa, chùa vẫn giữ nguyên vẻ đẹp linh thiêng vốn có của nó. Vào thời nhà Trần, vua Trần Nhân Tông đã cho Mạc Đĩnh Chi xây dựng lại chùa theo mô hình tháp chín tầng, chùa năm gian. Lúc bấy giờ chùa rất nguy nga, tráng lệ. Tuy nhiên, sau khi trải qua nhiều cuộc chiến tranh chùa đã bị mai một và tổn hại khá nhiều.
Chứng kiến rất nhiều cuộc chiến tranh lịch sử hào hùng của người dân tộc, chùa Dâu chính vì thế trở thành nơi hai nền văn hóa phật giáo từ Ấn Độ và từ phương Bắc đến giao lưu. Đây cũng là nơi các tăng sĩ đến từ Ấn Độ chọn là một trong những nơi để truyền bá Phật pháp đầu tiên từ những ngày đầu công nguyên.
Không chỉ thế, chùa Dâu còn gắn liền với sự tích về Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp gồm có: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện. Bên cạnh đó, ngôi chùa này còn thờ các tượng như: Tứ Trấn, Hộ Pháp, Kim Cương, Thập Điện Diêm Vương, Phật và Bồ Tát, La Hán… Điều này thể hiện rõ nét sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tín ngưỡng dân gian của người Việt với Phật Giáo.
Chùa dâu có nối kiến trúc ” nội công ngoại quốc “các dãy ở chùa Dâu đều được liên kết với nhau và tạo thành hình chữ nhật bao quanh khu nhà chính. Các khu bên ngoài bao quanh gồm có tiền đường, thiêu hương, thượng điện.
Điểm nhấn đặc biệt của chùa dâu là Tháp Hòa Phong, được dựng ở giữa sân chùa. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng, nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng. Tháp được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15m.
Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “Hòa Phong tháp”. Chân tháp vuông, mỗi cạnh gần 7 m. Tầng dưới có 4 cửa vòm. Trong tháp, treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817. Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6 m ở bốn góc. Trước tháp, bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m. Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán.
Có câu thơ lưu truyền dân gian:.
Dù ai đi đâu về đâu
Hễ trông thấy tháp chùa Dâu thì về.
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ ngày mồng tám thì về hội Dâu.
Lễ hội chùa dâu thường được diễn ra vào ngày 8 tháng Tư âm lịch hàng năm và là lễ hội gắn liền với Phật giáo. Ngoài ra trong lễ hội còn có nhiều nghi thức và các trò chơi dân gian.
Be First to Comment